Màn hình LED COB là gì? So sánh ưu nhược điểm giữa các công nghệ màn hình LED SMD, IMD, COB

1. Lời tựa

Màn hình LED công nghệ COB
Màn hình LED UMicro P0.4 của Unilumin
 
Màn hình LED ghép khổ lớn - LED Wall Video đã phát triển mạnh mẽ từ thập niên 90 của thế kỷ 20 trở lại đây. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, công nghệ vật liệu, các thế hệ màn hình LED khổ lớn hiện nay ngày càng trở nên phổ biến và chi phí ngày càng dễ tiếp cận. Từ sự ra đời của công nghệ đóng gói bóng LED SMD, các dòng sản phẩm màn hình với độ phân giải 4K đã trở nên thân thuộc. Ngày nay, với công nghệ COB, các màn hình 8K đã trở nên phổ biến, những chiếc TV LED đích thức sử dụng bóng MicroLED và công nghệ COB đã được thương mại với kích thước chỉ vài chục inch. Bài viết này Nam Hải MicroLED xin được gửi đến bạn đọc một thế hệ màn hình LED ghép mới, màn hình LED công nghệ COB.
 

2. Tìm hiểu cấu tạo của màn hình LED sử dụng công nghệ đóng gói SMD/COB/IMD

Màn hình LED công nghệ SMD, IMD, COB
Điểm khác nhau cơ bản trong công nghệ đóng gói Chip LED giữa các sản phẩm màn hình LED SMD, IMD, COB

2.1 Màn hình LED sử dụng công nghệ đóng gói bóng LED đơn SMD:

SMD: Surface Mount Device - thiết bị dán bề mặt. Các chip LED RGB được đóng gói trong một khối SMD (gọi là một điểm ảnh đơn/Pixel) và được hàn gắn trên bề mặt của mạch in điện tử PCB ( Printer Circuit Board).
Công nghệ đóng gói bóng LED SMD ra đời từ những năm 2000 đã phát triển rất mạnh mẽ, góp phần tạo ra các những màn hình độ phân giải cao với kích thước nhỏ gọn hơn đi kèm với chất lượng hình ảnh tuyệt vời so với công nghệ sử dụng Chip LED DIP trước đó. Tuy nhiên, khi những nhu cầu cao hơn về chất lượng hình ảnh và độ tin cậy thì các sản phẩm SMD lại bộc lộ nhiều nhược điểm không thể khắc phục.

Những nhược điểm của màn hình LED sử dụng công nghệ SMD bao gồm:
- Khoảng cách điểm ảnh (pixel pitch) bị giới hạn: Các bóng LED đơn SMD bị giới hạn về kích thước vật lý nên rất khó để có thể làm cho nó ngày càng nhỏ hơn, do vậy khoảng cách điểm ảnh của các màn hình LED sử dụng công nghệ SMD chỉ đa phần thương mại hóa ở các sản phẩm có Pixel pitch 1.2mm.
- Khả năng bảo vệ bề mặt, bảo vệ của các bóng LED SMD kém: Khi Pixel pitch nhỏ thì kích thước các bóng SMD cũng phải nhỏ đi tương ứng, do vậy việc hàn gắn các khối SMD đơn lên bề mặt PCB sẽ trở nên yếu và không chắc chắn. Việc hiện tượng module LED bị bay bóng SMD trong quá trình lắp đặt hay do va cham nhẹ vào màn hình là rất phổ biến. Ngoài ra, các chân bóng bị lộ ra ngoài (với các sản phẩm indoor) sẽ khiến không có khả năng chống nước, bị oxy hóa dẫn tới hư hỏng bởi môi trường, đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Do vậy tuổi thọ của các màn hình LED SMD không cao, không ổn định, nguy cơ hỏng hóc càng cao với những màn hình không thường xuyên sử dụng.
- Chất lượng hình ảnh chưa được cao: Việc đóng gói thành các bóng LED đơn SMD khiến khả năng đồng nhất về màu sắc còn hạn chế, độ tương phản không cao, do vậy chất lượng hình ảnh chưa so sánh được với các màn hình LCD hay OLED đang có trên thị trường.
- Ánh sáng của màn hình LED sử dụng công nghệ bóng SMD gây khó chịu cho mắt: Mỗi điểm ảnh SMD là khi hoạt động chính là những bóng đèn LED phát sáng trực tiếp, do vậy khi nhìn trực tiếp vào màn hình lâu, độ sáng của nó sẽ gây chói và mỏi mắt. Đây cũng là lý do vì sao các màn hình LED SMD ra đời từ những năm 2000 nhưng khó ứng dụng vào những lĩnh vực cụ thể như các phòng điều khiển trung tâm (Control room) hay trường quay truyền hình (Broadcast), nơi mà người vận hành luôn phải theo dõi vào màn hình trong một khoảng thời gian dài.

2.2: Màn hình LED sử dụng công nghệ đóng gói tích hợp IMD:

IMD Integrated Mount Device - thiết bị tích hợp gán bề mặt. Các khối nhiều điểm ảnh được tích hợp từ nhiều bóng SMD đơn như 2, 4, 8 bóng (phổ biến là 4 bóng SMD). Các khối bóng IMD tích hợp này vẫn được hàn gắn lên bề mặt PCB như thiết kế truyền thống. Việc sử dụng các bóng tích hợp IMD này sẽ giúp tạo ra những màn hình với khoảng cách nhỏ hơn so với công nghệ SMD. Kích thước mỗi khối IMD lớn hơn nên dễ dàng sửa chữa thay thế và khả năng bám dích vào PCB cũng chắc chắn hơn so với SMD. Tuy nhiên, những nhược điểm khác như trên công nghệ SMD vẫn là một rào cản không thể khắc phục.

2.3 Màn hình LED công nghệ COB:

COB - Chip On Board - Các Chip LED không cần qua khâu đóng gói thành những điểm ảnh đơn mà được hàn gắn trực tiếp trên bề mặt PCB, ngoài ra trên bề mặt màn hình được phủ một lớp nhựa quang học chuyên dụng giúp bảo vệ các Chip LED bởi tác động vật lý cũng như ảnh hưởng từ môi trường.

3. Lịch sử hình thành và ra đời của màn hình LED công nghệ SMD, COB, IMD:

Công nghệ màn hình LED SMD, IMD, COB
Lịch sử ra đời các dòng màn hình LED SMD, COB, IMD
 
Công nghệ màn hình LED COB ra đời từ năm 2016, mặc dù rất nhiều ưu điểm so với công nghệ SMD tuy nhiên chi phí sản xuất còn cao cũng dung lượng thị trường cho các sản phẩm cao cấp còn thấp nên mức độ phổ biến của màn hình LED COB chưa cao. Công nghệ IMD ra đời năm 2018 đã khắc phục được một số nhược điểm của SMD với chi phí sản xuất tối ưu hơn COB nên cũng đã có được một thị phần nhất định trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên IMD vẫn chưa thể khắc phục được nhiều nhược điểm còn lại của SMD so với COB.
Từ năm 2019, với sự phát triển của công nghệ sản xuất, các thế hệ Chip LED kích thước micromet với dòng Chip LED dạng Flip Chip đã chở nên phổ biến thì các dòng sản phẩm COB có những bước phát triển mạnh mẽ, và theo dự báo của các công ty phân tích thị trường, dòng sản phẩm màn hình LED COB sẽ phát triển cực kỳ mạnh trong các năm tới đây.

4. So sánh ưu nhược điểm giữa sản phẩm màn hình LED công nghệ SMD, IMD và COB:

So sánh ưu nhược điểm của màn hình LED SMD, IMD, COB
Ưu nhược điểm của màn hình LED công nghệ SMD, IMD, COB
 
- Về khoảng cách điểm ảnh (pixel pitch): SMD phổ biến từ P1.2 trở lên. Với IMD, công nghệ hỗ trợ thu nhỏ khoảng cách điểm ảnh phổ biến tới P0.9. Còn với màn hình LED công nghệ COB, màn hình LED đã ra đời và thương mại hóa các sản phẩm đến P0.4 (pixel pitch 0.4mm).
- Về hiệu xuất bảo vệ/độ ổn định và tuổi thọ màn hình LED: Màn hình LED công nghệ COB với lớp tráng nhựa quang học bảo vệ phía trên khiến bề mặt màn hình như bề mặt tấm nền của các Tivi thông thường. Qua đó giúp chống bụi hoàn toàn. Có thể dùng khăn ẩm để lau các vết bẩn hoặc vân tay trên bề mặt màn hình. Ngoài ra, các chịp LED được tấm nền nhựa quang học bao bọc hoàn toàn nên tránh tiếp xúc với môi trường khiến tuổi thọ bóng LED cao gần như tuyệt đối, không còn hiện tượng bay bóng LED do và đập, điều mà công nghệ SMD hay IMD có thể có được. Các màn hình LED của Unilumin như UMicro, Umini, Lmini với công nghệ COB có cấp bảo vệ IP60 cao nhất hiện nay.
- Về mức độ phát nhiệt và khả năng tản nhiệt (Heat dissipation): Màn hình LED công nghệ COB có mức độ phát nhiệt cực thấp và khả năng tản nhiệt cực tốt. Nhiệt độ bề mặt thường duy trì nhiệt độ =<37 độ C nên khi làm việc trong điều kiện phòng thông thường, khi chạm tay lên bề mặt màn hình thì cảm giác gần như không phát nhiệt. Điều này giúp cho người đứng gần màn hình không cảm giác sự khó chịu do nhiệt lượng bức xạ ra từ bề mặt màn hình, giảm công suất điều hòa làm mát.
- Về hiệu ứng hiển thị (Screen display effect): Với màn hình LED công nghệ SMD, IMD khi nhìn vào màn hình ở khoảng cách gần, mắt người sẽ trực tiếp nhìn vào các bóng LED đang phát sáng. Độ sáng của các bóng LED khiến mắt người nhìn cảm thấy rất chói và mỏi mệt khi nhìn lâu. Đây là một hạn chế của các màn hình LED SMD, IMD khi trang bị cho các trung tâm điều khiển hay các phòng họp nhỏ. Hạn chế lớn này khiến cho các màn hình LED SMD và IMD mặc dù ra đời đã lâu nhưng chưa thế thay thế được các màn hình LCD ghép chuyên dụng. Tuy nhiên với màn hình LED COB, với lớp nhựa quang học đặc biệt trên bề mặt đã khiến khả năng hiện thị hình ảnh êm dịu như khi bạn xem TiVi. Với độ tương phản của các màn hình LED COB lên tới 30000:1 thì hình ảnh hiển thị sẽ trong vắt, rõ ràng và mịn đẹp. (độ tương phản của các màn hình SMD, IMD thông thường chỉ từ 3000:1 đến 7000:1)
- Về độ sáng: Màn hình LED COB luôn cho độ sáng cao hơn so với màn hình LED SMD và IMD.
- Về mặt sửa chữa/bảo trì: Với màn hình COB, việc sửa chữa bóng LED không đơn giản như dòng SMD hay IMD. Phải có kỹ thuật viên chuyên nghiệp cùng trang thiết bị chuyên dụng để có thể sửa chữa. Tất nhiên những sự cố của màn hình LED COB lại ít hơn rất nhiều. Việc các Chip LED được hàn trực tiếp lên PCB cũng như lớp phủ bề mặt giúp cho tuổi thọ và độ ổn định của COB cao hơn rất nhiều so với SMD và IMD. Xác suất sự cố phải sửa chữa Chip LED gần như rất hiểm khi gặp. Nếu chẳng may Chip LED bị sự cố cần phải sửa chữa thì việc thay thế bằng một module dự phòng cũng rất nhanh và đơn giản trước khi module lỗi được gửi đến Trung tâm bảo hành.
- Về giá thành: Các màn hình LED COB hiện nay còn cao hơn so với SMD, tuy nhiên, những ưu điểm của màn hình LED công nghệ COB đã khiến nhu cầu thị trường tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây và trong thời gian ngắn nữa nó sẽ tiệm cận với các sản phẩm IMD đang có trên thị trường.
 
Màn hình LED COB Unilumin
Màn hình LED P0.9 công nghệ COB của Unilumin như một chiếc TV 75 inch với độ sáng cao, độ tương phản cao và màu sắc tuyệt vời.

Nguồn dữ liệu: Micro LED / Mini LED / COB LED Digital Displays Become the Center of Attention- ISE 2018 LIVE - LEDinside

Nam Hải Microled hân hạnh là nhà phân phối các sản phẩm màn hình LED của Lampro/Unilumin group tại thị trường Việt Nam.

Liên hệ để nhận được tư vấn chi tiết về các dòng màn hình LED COB, SMD, IMD:
Công ty CP Công nghệ & TM Nam Hải / Brandname: MicroLED
+ Add: No4/13 đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội / Showroom: 236 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội.
+ Hotline: 0986.008.008 / 0886.006.009
+ Website: http://microled.vn
+ Fanpage: https://www.facebook.com/Manhinhlednamhai
+ Group Hiệp hội màn hình LED chính hãng:
https://www.facebook.com/groups/manhinhledchinhhang